⚑ Giới thiệu PYMID


Pymid là gì ?

Giá trị cốt lõi

Sứ mệnh

Câu chuyện thương hiệu

 

⚑ Sáng chế Hưng Gọi Yến


Sáng chế đà Pyramid

Sáng chế lưới tổ treo

Câu chuyện thương hiệu

Cau chuyen Pymid

Cách đây hơn chục năm, trong 1 tình cờ tôi nghe 1 anh bạn nói về kỹ thuật hái trộm tổ để tăng sản lượng thu hoạch tổ yến, lúc đó tôi háo hức lắm. Cũng có thử vài đợt hái như vậy, đúng là sản lượng tăng lên đáng kể thật.

Thế nhưng tôi phát hiện ra chất lượng tổ về độ nở và hương vị của nó tệ hơn hẵn trước khi tôi áp dụng. Và tôi phát hiện ra do mình  hái trộm tổ như thế này chim Yến trống bị kiệt sức, nó phải nhả quá nhiều lần nên sợi Yến bị loãng đi.

Khi tôi thấy mình sai và tôi quyết phải  dừng cách hái đó lại thứ nhất là vì sự nhân văn và tiếp theo là vì muốn có những tổ Yến chất lượng nhất. Chim Yến và con người sống ký sinh sinh giá trị cho nhau, mình không thể vì cái lợi ích kinh tế của mình mà khai thác chúng quá sức được.

Câu chuyện Pymid

Sau này tôi gặp nhiều kỹ thuật gọi yến họ rất tự hào rằng mình biết cách hái tổ làm sao cho đẹp mà còn ra sản lượng nhiều thì tôi tự hỏi chiêu hái tổ này thực sự đang trở thành vấn nạn của thị trường hay không? Tôi không chắc nhưng trong thâm tâm tôi luôn nghĩ làm sao phải bảo vệ chúng và tăng nhận thức cho thị trường về tác hại của việc hái trộm tổ thế này.

Ngoài ra, một số công ty yến sào lớn tự hào giới t hiệu công nghệ  ấp trứng chim Yến rồi thả ra tự  nhiên thoạt đầu nghe mục đích là để phát triển đàn tưởng chừng rất là logic. Thế nhưng khi tĩnh tâm lại minh đặt câu hỏi nếu để chúng nở tự nhiên thì xác xuất chim ra ràng bay đi sẽ cao hơn là nở nhân tạo. bên cạnh đó nở nhân tạo làm sao có thể tăng được lượng đàn trong khi chim Yến đâu thể đẻ như gà, một năm chúng chỉ có chu kỳ sinh sản từ 2-3 lần. Vậy mục đích chính của  việc ấp nhân tạo là gì? Có phải  để giảm thời gian chim ấp tổ quá lâu. Thay vì để chúng được ấp tự nhiên thì việc ấp nhân tạo sẽ tăng số lần hái trong năm lên tối đa.

Thời gian đầu, để không hái lộn tổ sắp đẻ, tôi dùng những tờ giấy dán keo hai mặt dán lên đà tổ đánh dấu số và thời gian ghi vào nhật ký các trạng thái tổ khi chúng chuyển đổi. Thế nhưng việc ghi chép thế này quá sức phiền hà và mất thời gian. Bẵng đi một thời gian tôi không còn làm nữa. Thế nhưng trong thâm tâm vẫn đau đáu nghĩ  tới giải pháp giải quyết nó

Thế rồi tới 1 ngày, có các bạn trẻ giới thiệu về loại thẻ thu phát sóng như RFID hay NFC ứng dụng vào cuộc sống như thế nào. Lúc đó, trong đầu tôi chợt loé lên tia sáng “ồ đây hình như là giải pháp cho việc quản lý trạng thái tổ Yến đây” và tôi đã dành thời gian nghiên cứu công nghệ này. Đến một ngày tôi đã chắc chắn giải pháp của tôi và tôi đi đăng ký sáng chế và đã được cấp bằng “giải pháp hữu ích”

Sang che pymid to yen

Vô tình giải pháp của tôi không chỉ giúp quản lý được các trạng thái tổ Yến, sau tôi còn phát hiện ra nó còn giúp cho việc quản lý số lượng tổ, tốc độ tăng đàn, rồi kết nối với hệ thống truy xuất thành một hệ thống hoàn thiện khép kín 1 cách lý tưởng nhất mà tôi không thể tưởng tượng nó hoàn hảo tới như vậy.

Và thế là công nghệ Pymid ra đời, với sứ mệnh “Truy xuất tận đà – Giá trị tăng cao”

Công nghệ Pymid giờ đã xong bước đầu hoàn thành app giải pháp, nhìn thì đơn giản nhưng công sức của đội ngủ công nghệ của chúng tôi bỏ vào rất lớn. Nếu không có ý chí quyết tâm giải quyết vấn đề của thị trường Yến tận gốc tôi chắc chắn đã không thể làm được giải pháp này.

Hy vọng giải pháp sẽ được cộng đồng chủ nhà yến thành công đón nhận để tăng giá trị của tổ yến nhà mình và dễ bán hơn ra thị trường.