Ngành yến nhân văn hay không nhân văn ?

5/5 - (4 bình chọn)

Theo nhiều nhà “đạo đức học”, ngành yến là bất nhân, bóc lột sức lao động của chim yến, ép yến mẹ đến chỗ … tự tử, nhả máu ra xây tổ vvv, mây mây mây. Thật vậy không về ngành yến nhân văn hay không ?

Ngành yến nhân văn hay không nhân văn

1. Tiết nước bọt để làm tổ là bản năng của chim yến khi vào mùa sinh sản, không khác gì con người tiết nước bọt khi ăn, người mẹ tiết sữa khi sinh con.

Đã là bản năng thì chim yến hay con người gì cũng làm rất tự nhiên, nhẹ nhàng, đôi khi có muốn dừng cũng không được. Thấy cóc, xoài, me … bạn không tiết nước bọt có được không ? Người mẹ khi sinh con muốn không tiết ra sữa, hoặc điều tiết số lượng sữa tiết ra có được không ? Cả hai trường hợp câu trả lời là không, nó tự tiết ra cho dù mình không muốn. Vậy sao phải đặt vấn đề lao lực hay không lao lực khi chim yến tiết nước bọt khi làm tổ.

Chim yến làm tổ bằng nước bọt

Người ta quan tâm đến việc tiết nước bọt của chim yến chẳng qua vì họ phát hiện nó tình cờ chứa nhiều Axit Amin, nhiều chất bổ, bán được giá cao, từ đó nâng quan điểm lên. Chớ trong nước bọt con người, sữa mẹ cũng có khối chất hay ho, mà do không bán được nên có thầy nào ngó ngàng, đặt vấn đề đạo đức đâu há há há.

2. Phần lớn các loài chim đều sử dụng tổ một lần.

Lần sinh sản tiếp theo chúng sẽ làm tổ mới. Nếu con người không lấy tổ cũ, chim yến sẽ tiếp tục quẹt lên một lớp tổ mới trước khi đẻ lứa trứng kế tiếp, tạo thành một tổ có khi tới 4-5 tầng như hình bên dưới. Lấy tổ cũ đi, dọn dẹp mặt bằng, để chim yến làm tổ mới, phần nào đó con người đã giúp chim làm sạch chỗ ở, tốt cho cả chim mẹ và chim con.

Tổ yến

Đã nói là bản năng, buộc phải làm mỗi khi đến hẹn thì đặt vấn đề lao lực hay không lao lực có phải tào lao không, vì chim muốn dừng cũng không được. Bạn xem hình tổ chim dòng dọc bên dưới. Làm một tổ như vậy mất vài tháng, nhưng chim chỉ sử dụng một lần duy nhất. So với chim dòng dọc thì việc xây tổ của chim yến còn nhẹ nhàng chán, nằm một chỗ, dùng vật liệu tự có, không phải bay đi bay lại vài ngàn lần như dòng dọc. Thượng đế tạo ra các loài như vậy rồi, chủ nhà yến chỉ nương theo đó sống thôi, có đi ngược lại quy luật đâu mà đạo đức hay không đạo đức.

3. Nói “nuôi yến” là chưa chính xác, vì chủ nhà yến có cho ăn, uống, thuốc men … gì đâu mà bảo nuôi.

Chủ nhà yến chỉ xây “khách sạn” cho chim ghé vào trú chân, làm tổ, chim tự lo ăn uống …, sau đó thu tổ chim không dùng nữa như “tiền thuê” khách sạn.

Nuôi chim yến

Càng có nhiều chim yến thuê nhà, chủ nhà càng thu được nhiều tiền thuê. Chủ nhà cưng chiều, mời gọi chim yến vào ở còn không hết, có đâu mà đi gây hại để chim không về, tệ hơn là đã về rồi, không an toàn lại ra đi. Phân ngành chăn nuôi nào, từ nuôi gà, vịt …. đến bò, dê …, con người cũng ăn tất tần tật từ trứng đến con mẹ, con con. Ngành yến chỉ lấy có cái tổ chim bỏ đi mà kêu gào gì kkk

4. Nói chim mẹ khạc máu để xây tổ, mất tổ lao đầu vào vách đá tự tử, … là tưởng tượng hơi bị quá.

Bạn thử vào nhà yến, quan sát tổ yến khi chim mới làm xong xem có chim nào nhả ra sợi yến màu nào khác ngoài màu trắng không, có dấu máu trên lam tổ như đồn đại không. Chim yến mà nhả ra được máu từ tuyến nước bọt thì bạn hãy cẩn thận, bớt tiết nước bọt khi ăn, khi nhìn thấy me, cóc … vì có ngày hết nước bọt, sẽ khạc ra máu.

Cặp chim yến làm tổ

Khoa học đã chứng minh tổ yến từ màu trắng tinh nguyên thủy biến thành các màu vàng, cam, nâu …, đến đỏ sậm, gọi là yến huyết, là do môi trường trong nhà tác động vào các chất trong tổ yến khiến tổ biến màu, hoàn toàn không liên quan gì đến chim, đừng lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia.

Ngành yến Việt trước đây tồn tại rất nhiều quan niệm sai lầm, được truyền từ người này sang người kia, từ tổ non, già, phân biệt vùng miền, cho đến tổ biến màu, yến huyết … Nhờ anh chị em trong ngành đồng lòng, lan truyền những thông điệp đúng mà giờ ngành yến Việt khá hơn nhiều, anh chị em tham gia thị trường biết tổ nào ngon, dở, bổ, không bổ … Muốn việc truyền thông hiệu quả hơn nữa, anh chị lưu ý rằng đối tượng truyền thông của mình là khách hàng, là người ngoài ngành, phải giải thích như nào để họ hiểu. Giải thích như bên trên là một trong các cách để người ngoài ngành hiểu vấn đề.

Sư thầy nói sai về việc ăn tổ yến là sát sanh

Hiện đang nổi lên bài nói của thầy nào đó về vấn đề nhân văn trong ngành yến. Đọc qua các bài dẫn, các bình luận của anh chị, 99,9% là auto chửi, rất ít người giải thích thầy nói sai chỗ nào một cách thuyết phục. Ở góc độ người mua yến, không phải người trong ngành, đọc các bình luận của các anh chị chỉ thấy phản cảm, chẳng thấy sáng được tí nào. Hãy đổi cách truyền thông đi, tăng cường giải thích, bớt chửi bới lại.

Tác giả bài viết trên

Linh Do Nguyen Thuy

Youtube PymidYoutube
Fanpage PymidFacebook
zalo Yêu yến Yêu Việt NamZalo