Thảo luận hỏi đáp Hái Trộm Tổ Yến

5/5 - (3 bình chọn)

Hỏi từ Yến Sào Phú Tâm về Hái Trộm Tổ Yến

Yến sào Phú Tâm: Em có nghe được video của Anh Hưng Chia sẽ trên nhóm về hái trộm tổ yến? Em suy nghỉ gần đây em có thu 2 nhà yến toàn tổ yến nhỏ , chưa được đẻ trứng . Em hỏi tại sao anh chị lại hái tổ non chim chưa đẻ như vậy , họ nói là người ta có kỹ thuật hết rồi? . Em cũng có nhà Yến mà em hái theo mùa, chim con bay đi nhà em mới hái. Cho em hỏi các anh kỹ thuật hái như vậy có được không ạ .

Thảo luận trả lời từ cộng đồng Kết Nối Giao Thương – Chứng Minh nguồn gốc

😉 Quỳnh Liên: Theo e bao thì hái sớm sẽ có tổ trắng đẹp hơn, và tiết kiệm nhân công mỗi lần hái cho xong, nhưng chắc chắn nếu duy trì vài mùa thì lượng chim sẽ giảm 30-50%, chuyện hái sớm ko fai là không có mà có nhiều, cái này tùy thuộc kỹ thuật và chủ nhà thôi chị

Hái sớm tổ trắng đẹp bán được giá hơn nửa

😉 Yến Sào Phú Tâm: Dạ đúng chị Liên . Nhưng họ nói có kỷ thuật tăng chim chứ ko giảm …. Đó cũng là dưỡng chim gì đó.

😉 Hưng Pymid: @Yến Sào Phú Tâm câu chuyện hái tổ là 1 chủ đề tranh cãi bao năm. Vì nó là bài toán cân đối giữa hiệu quả kinh tế với sự ổn định nghề + chất lượng tổ. Thường thì người ta sẽ chạy theo hiệu quả kinh tế và dùng 1 số luận điểm ráng bảo vệ cho mình mặc dù nó phản khoa học. Đối với a tới giờ vẫn ủng hộ hái nhân văn + siêng năng chăm chút nhà yến thì tổ vẫn đẹp mà chất lượng cao.

😉 Quỳnh Liên: Bắt xuất hoài suy cạn lực kiệt thì dưỡng nào nổi c,he he

😉 Linh Lê: @Yến Sào Phú Tâm Bạn có hình ảnh chụp những tổ yến đó ko?

😉 Yến Sào Phú Tâm: @Yến Sào Phú Tâm Bạn Dạ hình yến đây ạ

Thảo luận tổ yến hái trộm

😉 Hường sỉ Yến Sào tại Hp: Sợi này non nhỉ, ngậm nước, làm tươi thì nặng nhưng chưng thì trong yến, dc cái thơm tanh. phải không bạn?

😉 Linh Lê: 

Theo hình bạn chụp thì đây chính xác là những tổ yến hái trộm khi chim vừa làm xong ( hoặc gần xong tổ) mà chưa kịp đẻ.

✓ Tác hại: chim cha mẹ chuẩn bị gần như xong mọi thứ để đẻ trứng, ấp và nuôi dưỡng chim con. Mất tổ làm chim cha mẹ tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu còn kịp thì cả cặp chim sẽ vắt sức làm tổ và đẻ. Nếu ko kịp thì trứng rơi.

Người ta hay phòng thiên địch cho nhà yến nhưng hái tổ kiểu này thì chính là Nhân địch. Cặp chim nào mất tổ 1, 2 lần sẽ bỏ nhà đi nơi khác an toàn hơn.

✓ Lý do: Chủ nhà yến chưa đủ hiểu biết hoặc bị kỹ thuật lừa dối rằng việc hái như thế này không ảnh hưởng đàn yến. Hái như thế này sẽ làm chim đẻ đồng loạt tiện cho chăm sóc, thu hoạch. Hoặc đơn giản là lười.

Tổ trộm thường mỏng thành, trong hơn và sợi yến khi ngâm sẽ nhão hơn. Ko hẳn là đã cao giá hơn đâu, chắc chắn thấp giá hơn tổ yến chăm sóc đúng chuẩn.

Cách hái đúng: Việc này nhiều chủ nhà lầm tưởng, ngay cả những chủ nhà yến lâu năm đó là: “hái tổ theo mùa”. Mùa ở đây dc hiểu là mùa chim non ra ràng, chứ ko phải nghĩa mùa là mốc thời gian. Có nhà yến chim rủ nhau kết đôi, có trứng và sinh sản gần như đồng loạt nên khi chim non ra ràng, lượng tổ thu được đồng loạt. Tỉ lệ này nếu cao thì thường tới 70% tổ trong nhà. Nếu cao cũng chỉ 70% thôi. Lượng còn lại là sớm hơn hoặc trễ hơn vài tuần.

Nên không thể có chuyện vào nhà hái yến 1 ngày là xong. Tùy theo lượng tổ mà chim non đủ lông còn bám, lượng tổ chim non mới chỉ nhú lông, lượng tổ còn trứng. Từ đó chủ nhà yến hái và thăm nhà đều đặn suốt “mùa chim ra ràng”. Tránh suy nghĩ sai: vào nhà nhiều ảnh hưởng chim.

Hái trộm ảnh hưởng chim là rõ ràng. Hái trễ, không kịp hái (chim đẻ lại tổ cũ) thì giảm sản lượng, cũng như giảm 1 phần khả năng sinh tồn của chim non mùa sau. Khi nào rảnh mình sẽ viết thêm về việc hái sót tổ ảnh hưởng như thế nào tới khả năng sinh tồn của chim non mùa sau.

😉 Linh yen:

E thấy những tổ này bụng đã bị mòn thì đã có chim con ở rồi, ko phải tổ nào cùng thấy vỏ trứng, khi ngâm rã ra mới thấy. Mà quan điểm yến trắng là yến non cũng ko đúng. Nhiều tổ nhỏ, trắng là những nhà là do chim con tập làm tổ nên tổ nhỏ, thu hái đúng lứa thì ko phải là non. Những tổ trên là nhà mới nên nó vậy nhiều khi sẽ khó phân biệt

Tổ non

😉 Linh Lê:

@Linh yen – 1 là anh đồng ý với quan điểm của em về tổ non. 2 là anh khi nghe câu hỏi, anh hỏi thêm về hình ảnh để có sự nhìn nhận chuẩn xác hơn. Em nói tổ mòn nó chưa đúng lắm. Nếu đã có chim non, dù không có mảnh trứng thì độ mòn nó khác hẳn. Ko như hình đâu em. Anh chị em nào trực tiếp làm rồi sẽ biết độ mòn tổ có chim non và chưa chim non nó như thế nào

😉 Linh yen: 

@Linh Lê đây là 1 tổ chim non làm nè a, độ gãy của nó rất ít

Tổ chim non

😉 Linh Lê: @Linh Yen tổ này là tổ hái trễ. Chim đã đan lớp xơ mướp mới

😉 Hường sỉ Yến Sào tại Hp: @Linh Lê hái trễ là như thế nào em?

😉 Linh Yen: @Linh Lê nhà này mới đang gây đàn á a, nhưng mà tổ non hay tổ hái trộm thì tuỳ nhà chứ nhiều khi ko thể nhìn hình đánh đồng đc, chắc chắn sẽ có lúc hái phải tổ non

Tổ hái trễ thì nhiều lắm, chắc chắn 100% nhà nào cũng hái trúng, nó ko khác gì hái trộm tổ.

Mọi người nghĩ tích cực lên, con ng thể nào kiểm soát để hái đúng hết đc đâu, ko phải non thì cũng sẽ có trễ thôi. Không thể đúng hết được

😉 Linh Lê:

ACE nào cho Linh xin hình ảnh tổ bánh mì. Linh sẽ nói tổ hái trễ là như thế nào

😉 Linh Yen: 

@Linh Lê Video tổ yến bánh mì đây ạ

5/5 - (3 bình chọn)

😉 Linh Lê:

Thiệt hại ít ai thấy dc: tổ bánh mì, lớp xơ mướp trên là mới cho trứng và chim non. Nhưng lớp dưới là cũ. Tại lớp dưới tồn tại mạt, ký sinh trùng và đôi khi là cả phân rêu. Điều này nói dễ hiểu khi chim non sinh ra trong ngôi nhà sạch sẽ, thoáng mát. Tỉ lệ sống đến khi ra ràng của chim non cao.

Khi mới nở ra chim non nớt vô cùng. Đối diện với 1 ngôi nhà cũ, ẩm, rêu mà nhất là mạt. Mạt nó…… Cắn, hút máu. Chim non ngứa, vùng vẫy và thường cái kết là rơi khỏi tổ trước khi kịp …ị bãi phân. Lý do mà tổ bánh mì hiếm khi bị phân là vậy.

Đó là chưa kể tổ bánh mì có đáy tổ dày, thành tổ thấp (so với tổ chuẩn) nên khi chim non lớn chỉ cần cựa quậy là rất dễ rơi khỏi tổ. ACE nào làm bánh mì rồi sẽ hiểu những gì L nói.

Ko hái tổ tốt không? Hái để lại tổ tốt ko? Nghe thì có vẻ tốt (cho quá trình chọn lọc tự nhiên) nhưng thực tế với chim non thì không tốt xíu nào
Linh Lê chia sẽ cái L biết. Ai chửi thì nghe thôi

Còn bàn về chọn lọc tự nhiên: hồi xưa chưa xây nhà cho yến ở, tụi nó đẻ mùa này rồi mùa khác thì sao, ai lấy tổ đâu? Đúng! Chuẩn chọn lọc tự nhiên. Hồi đó nhìn thấy 10 con chim thì có 3 con là yến, 7 con là chim khác.

Giờ mình xây nhà cho yến ở. Anh chị em nào cứ thử ra nhìn trời coi, cứ 10 con chim bay qua, có 8 con là yến rồi. Nên đừng nói kiểu tổ bánh mì tốt.

Như clip anh chị em xem. Coi đi coi lại vài lần thiệt kỹ nha. Tổ bánh bì này Linh tạm gọi là tổ hái sót.

Việc hái sót, chim cha mẹ sẽ đan một lớp thành mới và bụng tổ mới (ngắn hơn so với làm tổ mới) để tận dụng tổ cũ. Tổ bánh mì sinh ra. 1 mùa thì tổ bánh mì vừa (như tổ 2,3 trong clip) 2, 3 mùa sót liên tục thì tạo nên tổ bánh mì đầu clip.

Về mặt kinh tế, rõ ràng hái sót, chim làm tổ bánh mì là thiệt hại về mặt kinh tế cho chủ nhà yến, đáng lẽ thu 2 tổ thì thì chỉ thu 1 tổ bánh mì 2, giá ko bằng 1 tổ chuẩn nữa. Ai cũng thấy dc.

😉 Linh Yen:

@Linh Lê a phân tích đúng nhưng clip e đưa chủ nhà ko thu vì 1 mục đích khác! Chủ xây nhà này là ng có rất rất nhiều kinh nghiệm, gần như là những ng đi đâu tiên trong xd nhà chim, số lượng thu tính đầu tấn. E ko phải là chuyên xây và hái tổ nên ko hiểu lắm khi nào hái khi nào ko, nhưng mà nhìn vài tấm hình thì ko thể nào nói lên tình trạng của cả căn nhà và mục đích chủ nhà ntn, nên hái trộm tổ non ko có tính nhân văn là đúng, qua vài tấm hình ko nói lên đc điều gì lại đi đánh giá ng khác ko có tình thương, nhân văn, Ai nuôi yến cũng là ng muốn yến sinh sôi nảy nở để thu lộc về ko ai dại dột lại đi phá? Mọi thứ là do chủ nhà quyết định hết, quan điểm của e là ko nhìn qua vài cái hình lấy sai sót của ng khác đi chê khen vì mình ko biết họ định làm gì đâu

@Hường Sỉ Yến Sào Tại Hp tổ hái trễ là tổ chim đã làm chồng lên tổ thứ nhất, chim quẹt mỏ ở phần chân và lưng ở lần làm thứ2 khi thu để ý kĩ mới thấy, nhìn sơ qua thì chỉ mới có 1 lần tổ thôi, khi nhặt sợi sẽ tách ra 2 phần dễ nhận biết hơn, chắc chắn 100% nhà nào thu cũng có. Nếu mng nghĩ về việc hái trộm tổ non thì ở trường hợp này mng nghĩ vô tình hay cố ý

😉 Linh Lê:

@Linh Yen anh không khen hay chê. Cũng ko đánh giá ai. Em có thể đọc lại những lời anh viết. Anh nói về tái hại với chim. Lý do. Và cách hái đúng. Mọi người đang bàn về việc chứ ko bàn về người. Anh ít nói, cũng ko muốn nói qua nói lại. Trước giờ việc anh nói trong nhóm, luôn hướng tới cải thiện chất lượng nhà yến và tổ yến. Anh dừng nói việc này ở đây. Thân.

😉 Long Keo:

A linh nói đúng chúng ta nên bàn sự việc dựa trên nội dung ko nên suy diễn xấu cho việc tranh luận lhoặc drama ko liên quan tránh hiểu nhầm. Bác linh nội đúng cũng thông tin đúng. E có thể đọc lại. Anh ấy có ý tốt chứ chưa bàn luận đến đúng sai chủ nhà, kỹ thuật mà chỉ góp ý

😉 Hưng Pymid: 

Nếu thấy không ok có thể dừng lại nếu a e cảm thấy chúng ta đang đi vào vòng xoáy hơn thua nhau. Thay vào đó góp ý nhẹ hiểu nhau rồi dừng lại sẽ hay cho các bên

😉 Hà Hà:

Em có đọc kỹ phần nội dung Anh Linh và Chị Linh trao đổi.Nay em coi lại hình như chị Linh có hiểu nhầm anh Linh rồi.

Chị Linh chỉ gửi 1 video tổ bánh mì và anh Linh đang phân tích hái sót rất HẠI – cho cả chim non và cả thiệt hại kinh tế cho chủ nhà.

Chứ không nói chuyện chủ nhà có mục đích gì luôn. mà đã hại như thế thì chắc chắn ko chủ nhà nào nhắm vào mục tiêu hái sót cả.

Anh Linh cũng ko nói gì về tình thương hay nhân văn khi phân tích mà CLinh lại phản biện là “qua vài tấm hình mà đi đánh giá chủ nhà không nhân văn không tình thương”.

Em thấy Chị Linh chắc chưa đọc thông tin anh Linh đưa mà chỉ đang xuất phát từ trong suy nghĩ của mình ra.

Thật sự em theo dõi anh Linh luôn rất khách quan, kinh nghiệm kiến thức chia sẻ kỹ càng, không khi nào đánh giá vội vàng.

Cảm ơn Anh Linh về những chia sẻ về tổ bánh mì!

Lâu nay em chỉ nghĩ hái sót thì hại cho chủ nhà hoá ra là không tốt cho cả chim non !!!

😉 Ngọc Lan: @Linh Lê cảm ơn anh. Thông tin rất hữu ích ạ. Không gì quý hơn bằng những trải nghiệm thực tế. Mong anh có nhiều những chia sẻ hơn nữa để những người không có nhà yến như em được hiểu rõ hơn về tổ yến và chim yến ạ

😉 Yến sào Phú Tâm: @Linh Lê Em xin cảm ơn Anh .

😉 Linh Yen: 

Xí mê mụi ngừ, cho e giải bày tâm sự tí hen. Tất cả thông tin a @Linh Lê chia sẻ đều đúng và chính xác, nhưng mục đích chủ nhà này lại khác hoàn toàn, e cố tình đưa ra để nói những gì nhìn thấy chưa chắc gì đã đúng. E nói gì sai a thông cảm bỏ qua nhen.

Mục đích e nói là trên mạng có quá nhiều thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến ng dùng, ví dụ như nhà nào nuôi chim là thất đức, tạo nghiệp, luật hoa quả không sớm thì muốn cũng đến với con cháu… vân vân mây mây

Bây giờ chính người trong nghề lại lên tiếng hái trộm tổ non nửa thì những người tạo dư luận kia có cách để nói xấu nghề yến, chính minh lời họ nói là đúng rồi. Người tiêu dùng có quan tâm đến hái tổ non hay hái đúng lúc là như thế nào đâu, tin xấu dễ viral cực kì, nên e không thích truyền thông vụ này, thay vì đó mọi người nói cái gì đó về quy trình, công dụng, món ngon… sẽ tốt hơn.

Em xin nhận mọi ý kiến gạch đá đem về xây nhà chim 🤣🤣🤣🤣

E xin dừng lại ở đây nhoa. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe

KẾT THÚC TRANH LUẬN

Đúc kết từ PYMID, nhóm có buổi thảo luận “Hái Trộm Tổ Yến” rất hay khi góp ý vui vẻ chân tình từ cộng đồng. Anh chị em có quyền nêu quan điểm cá nhân từ những kinh nghiệm thực tiễn mình đã trải qua góp phần phong phú kiến thức yến sào đến mọi người. Những hành động thiết thực này cũng vô tình giúp chúng ta hiểu nhau hơn, lắng nghe nhiều hơn.

Đặc biệt, thành viên nhóm YÊU YẾN cũng đã ý thức cùng nhau tránh sự phán xét. công kích nhau dẫn đến mất đoàn kết. Rất mong được các anh chị em thành viên trong nhóm ủng hộ nhiều hơn.

Youtube PymidYoutube
Fanpage PymidFacebook
zalo Yêu yến Yêu Việt NamZalo