Vì sao cần phải Khảo sát chim yến trước khi quyết định xây nhà yến?

Bình chọn

【Trả lời】 – Theo nguồn yến hàng Việt Nam: Những năm gần đây nghề nuôi yến lấy tổ ở Việt Nam phát triển rất nhanh, nếu trước đây người ta chủ yếu nuôi yến ở những vùng ven biển như Khánh Hòa, Hội An, Kiên Giang, Cần Giờ, … thì giờ đây nghề nuôi yến đã xuất hiện hầu như ở tất cả các tỉnh thành, đặc biệt Miền Trung – Tây Nguyên và Miền Nam ngày nay đã trở thành điểm nóng về nuôi yến.

Vì sao khảo sát chim yến trước khi quyết định xây nhà yến

Ảnh: Internet

Nghề nuôi yến phát triển là vậy, thế nhưng tỉ lệ nhà dụ yến thành công tại Việt Nam còn khá thấp. Nguyên nhân thất bại của nhà yến tại Việt Nam thì có rất nhiều, có thể kể đến như:

  • Không khảo sát lượng chim yến trong vùng trước khi xây dựng nhà yến
  • Kỹ thuật xây dựng phần thô không đủ tiêu chuẩn nuôi yến
  • Thiết bị, công nghệ trong nhà yến lạc hậu, quá trình xử lý mùi.
  • Chăm sóc nhà nuôi yến chưa đúng cách
  • ….

Trong số những nguyên nhân trên được liệt kê, nguyên nhân Không khảo sát chim yến trước khi xây nhà nuôi yến là không thể khắc phục được.

Tại sao lại có vấn đề như vậy?

Vì việc khảo sát vị trí chính là khâu đầu tiên để quyết định có xây nhà yến tại khu vực đó hay không, nó giống như công việc đặt viên gạch nền nóng đầu tiên, nếu đặt lệch hoặc chất lượng viên gạch không đạt thì cả công trình sau này sẽ bị nghiêng và có thể đổ bất cứ lúc nào.

vùng chim yến - Truy xuất nguồn gốc yến sào Pymid

Ảnh: Hiệp hội yến sào

Việc khảo sát vị trí xây nhà yến cũng như thế, nó giúp chúng ta biết được nên hay không nên đầu tư xây dựng nhà yến tại một vị trí nào đó và có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạt động cũng như phát triển nhà chim về lâu dài.

Vậy khảo sát vị trí chim yến thế nào cho đúng và khách quan nhất?

Trước tiên khảo sát chim yến cần có dụng cụ khảo sát: ampli, bộ loa, tiếng chim và nguồn điện.

👉 Cách thử vùng có chim yến như sau:

  • Thử vào buổi sáng (07h ~ 10h) để biết vùng chim yến đang đi ăn. Buổi chiều (15h~18h) để biết được vùng chim yến đang trú ngụ.
  • Tiến hành thử trong vòng 1~2 ngày, có thể cách nhau một vài ngày.
  • Đặt máy theo nhiều hướng để xác định hướng chim yến bay. Thông tin này để bạn xác định hướng cửa ra vào chim cho nhà mình sau này.

👉 Cách đánh giá mức độ chim yến có thể nuôi được:

  • Đủ điều kiện: từ 10~40 con/mỗi lần gọi.
  • Khá tốt: 40~90 con/mỗi lần gọi.
  • Tốt: trên 100 con/mỗi lần gọi.

👉 Môi trường thiên nhiên có thể nuôi yến được:

Xung quanh nhà yến hoặc trong bán kính 10km ~ 25km phải có vùng thức ăn dồi dào: như rừng họ tràm, bụi cây, đồng ruộng. Nơi này sản sinh nhiều côn trùng tạo nguồn thức ăn dồi dào cho chim.

Vị trí xung quanh nhà nuôi yến nên có ao hồ, sông nước. Vùng này thích hợp cho chim sinh hoạt, không quá nóng.

Một điều cần đặc biệt quan tâm đó là xác định điều kiện môi trường xung quanh và điều kiện khí hậu tại thời điểm khảo sát để đánh giá chính xác và khách quan nhất về vị trí khảo sát.

Theo sự chia sẻ từ Fanpage Yến Sào hàng Việt trong nhiều năm làm nghề nuôi yến. chúng tôi đã đi khảo sát, xây dựng- chuyển giao công nghệ, bảo trì, sửa chữa rất nhiều nhà yến, trong số đó cũng có những nhà yến thất bại do không khảo sát lượng yến trong vùng trước khi xây dựng.

Cũng có một số chủ nhà yến tự khảo sát và khi khảo sát chim yến đã bị nhầm lẫn giữa chim yến (yến Hàng – loại yến nuôi lấy tổ) với yến cỏ (chim yến làm tổ bằng sợi cỏ), chim én nên đã quyết định đầu tư, dẫn đến nhà yến xây xong mà không có yến về ở.

💥 Bạn quan tâm: Hỏi đáp nghề nuôi yến

⚠ Lưu ý: Bài viết do Yến sào Hàng Việt (năm 2019) chia sẻ, nếu các bạn không thấy hợp lý hoặc muốn đóng góp cho nghề nuôi yến nước nhà phát triển có thể trao đổi giao lưu tại cộng đồng yêu Yêu Yến – Yêu Việt Nam của PYMID

Tham gia yêu yến yêu việt nam
Youtube PymidYoutube
Fanpage PymidFacebook
zalo Yêu yến Yêu Việt NamZalo