Câu chuyện mở xưởng sơ chế tổ yến có đơn giản ?

Bình chọn

Gần đây chủ nhà yến và thương hiệu muốn tự mở xưởng rất là nhiều, bên cạnh đó có số ít các anh chị thương hiệu mới đang khao khát kết nối được với một xưởng gia công uy tín, đảm bảo ổn định chất lượng. Bằng chứng là các anh chị vô cùng quan tâm những chủ đề xoay quanh sơ chế, set up xưởng,..

Câu chuyện mở xưởng đơn giản không

Mở xưởng có đơn giản ?

My nhớ lại cái lí do khiến mình bắt đầu nằm vùng tất cả các group liên quan yến sào để mong tìm được một nơi dạy sơ chế bài bản và sau đó khăn gói từ Đồng Nai ra Nha Trang để đi học nghề. My tin là My và các anh chị đã có một nỗi đau giống nhau!

Nhưng mà, liệu rằng câu chuyện mở xưởng có thực sự đơn giản? My vừa hoàn thành xong khóa học kết hợp làm việc tại xưởng sau 7 tháng. Dưới đây là những vấn đề em đã đúc kết được trong thời gian ở xưởng, anh chị có thể tham khảo và cân nhắc.

Những rủi ro phát sinh khi vận hành xưởng

Khi vận hành xưởng sẽ có những rủi ro phát sinh như sau:

1) Nguồn cung

Phải mua thô giá cao: thô Việt hầu như không có một cái giá chuẩn, người đi thu gom nhỏ lẻ phải mua với mức giá cao hơn do số lượng không đủ và không thường xuyên.

Nhập nhầm thô kém chất lượng, bị pha trộn: Việc đảm bảo hàng đúng nguồn gốc, không pha trộn cũng gây hoang mang cho người đi thu gom do hàng nhập kém chất lượng tràn lan không được kiểm soát.

Thiếu nguồn thô vào mùa cao điểm: Nhiều nhà yến hiện nay cũng có khâu sơ chế riêng sinh ra việc cạnh tranh hàng hóa với xưởng. Ở những mùa cao điểm, xưởng không có thô để làm hàng trả khách là chuyện hết sức bình thường.

Khó ổn định chất lượng đầu vào: Để ổn định giá cả và số lượng nguồn cung các thương hiệu/xưởng lớn sẽ ký hợp đồng cả năm với các nhà yến, tuy nhiên chất lượng có ổn định và đảm bảo hay không còn là vấn đề khó nói ?

2) Nhân công

Chi phí phụ thuộc địa phương: tính chất của ngành yến là khó kiếm thợ và duy trì được thợ do công việc không phổ biến.Ở nhiều nơi giá sản phẩm bị đội lên bởi vì chi phí nhân công khá cao chưa kể phải liên tục đào tạo thợ mới. Nếu có thể thì thuê thợ lành nghề từ nơi khác tới tuy nhiên phải đảm bảo chi phí ăn ở và duy trì hàng ổn định cho thợ. Theo như tham khảo, Kiên Giang và Khánh Hòa là nơi có thể thuê nhân công với giá mềm hơn.

Tay nghề nhân công quyết định chất lượng sản phẩm, độ hao hụt và tiến độ của xưởng: chất lượng hàng hóa không ổn định, hao hụt cao và tiến độ chậm có ảnh hưởng lớn đến chi phí, uy tín của xưởng.

Duy trì nhân công: vào mùa bán chậm, đầu ra không có nhưng xưởng vẫn phải duy trì hàng để giữ việc cho thợ. Ở những thời điểm nhạy cảm này, em đã thấy nhiều xưởng không vững tâm mà sa vào cuộc đua hàng nhập, kém chất lượng để giảm bớt chi phí đầu vào.

3) Vật tư

Vật tư là vấn đề ít phát sinh rủi ro nhất. Tuy nhiên, anh chị nên tham khảo kỹ khi đầu tư sao cho phù hợp với quy mô xưởng để giảm bớt những chi phí không cần thiết. Các bài về phòng sấy, bàn nhặt, khuôn, máy móc, hiện trên nhóm cũng đã tổng hợp rất nhiều.

4) Đầu ra

Ban đầu khi mở xưởng ai cũng nghĩ chỉ cần mình làm đàng hoàng, chất lượng thì sẽ tìm được khách. Nhưng mà, khi vận hành nhiều chủ xưởng phải ngã ngửa:

  • Không chứng minh được chất lượng với đối tác: Hàng giả, tẩm độn quá nhiều tạo nên sự đề phòng đối với yến sào trong lòng khách hàng. Ai cũng nói sản phẩm của mình chất lượng nhưng lại không  thuyết phục được họ bởi vì tất cả chỉ cam kết bằng miệng.
  • Không có đầu ra ổn định: Năm nay xưởng mọc lên như nấm, giữa các xưởng có sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng lẫn giá cả. Có thể thấy hầu như đơn hàng của các xưởng giảm hẳn so với mọi năm.

Và còn rất nhiều những rủi ro chi li khác nữa..

Các anh chị nên mở xưởng:

  • Nếu đã lường trước và có kế hoạch để giải quyết các rủi ro trên
  • Mở xưởng với mục đích tập trung sơ chế bài bản.

Còn lại, mọi người hết sức cân nhắc về thế mạnh của mình (thương mại hay sản xuất), khả năng quản lý, mục đích mở xưởng để có tính toán nên mở xưởng hay tập trung thương mại và nếu mở thì nên mở với quy mô như thế nào cho phù hợp.

 

Youtube PymidYoutube
Fanpage PymidFacebook
zalo Yêu yến Yêu Việt NamZalo