Khai thác tổ yến nhân văn tại nhà yến

Bình chọn

Trách nhiệm yến Việt hái tổ yến nhân văn

Chim Yến cho con người tổ yến giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người, ngược lại con người cung cấp nơi ăn chốn ở, môi trường sinh sống lý tưởng cho chim Yến đảm bảo sinh sản và phát triển giống loài. Có thể nói, mối quan hệ giữa con người và chim Yến có thể tạm gọi là mối quan hệ cộng sinh.

Khai thác hái tổ nhân văn

Tuy nhiên, để duy trì hài hòa được mối quan hệ này phần lớn là ở con người. Người gọi Yến phải đảm bảo được môi trường “đất lành chim đậu” đồng thời phải khai thác khoa học để có thể bảo tồn tối đa vi chất cho tổ yến nhằm mang lại giá trị sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.

Điều này tất thảy người gọi Yến đều biết tuy nhiên nó chỉ nằm trên lý thuyết vì thực tế lòng tham của con người nào đâu có điểm dừng. Đặc biệt là trong làm ăn kinh doanh Yến, chỉ cần một chút thiếu chánh niệm thôi mà lòng tham nổi lên sẽ dẫn tới vấn nạn hái trộm tổ yến thiếu tính nhân văn. Vì vậy, công ty yến sào Việt Nam đặt tính trách nhiệm giữ trọn vẹn vi chất trong từng yến và bảo tồn sinh trường loài chim yến đã sử dụng phương pháp khai thác tổ yến yến nhân văn

“Khởi nghiệp” từ khi còn là “tờ giấy trắng”

Ngày xưa mới vào nghề, người sáng lập yến Việt còn ngô nghê, ngây thơ đã nghe theo lời chỉ dạy của một đàn anh đi trước là hãy tranh thủ hái tổ sớm ngay khi chim mái chưa kịp đẻ trứng. Lúc này tổ đẹp lắm do thời gian tổ ở ngoài môi trường ít hơn. Ngoài ra, mình còn tăng được 2 lần hái trong 1 mùa sinh sản nữa, lúc đó doanh thu gần như là gấp đôi.

Thu hái tổ không đúng quy trình

Lúc đó mình cũng không suy nghĩ nhiều và làm theo trong một khoảng thời gian khá dài. Thế nhưng tới một ngày, mình chợt nhận ra những tổ yến sau vài mùa hái theo kiểu này khi chưng và ngâm có hiện tượng khác hẳn, sợi Yến bị nhão nhoẹt, không mùi vị đậm đà rõ rệt như trước nữa.

Chính những khách hàng thân quen cũng phản ảnh lại thắc mắc mình có lấy tổ yến khác nhập về không. Khi đấy mình nhận thấy nếu thu hoạch như thế này là con chim trống nó phải cật lực lao động gần như gấp đôi công suất trong một mùa dẫn đến sợi yến sẽ không còn chắc nịch và chất lượng sẽ bị giảm dần đi. Tự ngẫm ra nếu mình làm như thế này khác nào đang “Bỏ tiền tròn bòn tiền méo”.

[related_post_one]

Người không biết thì không có tội? Không! Đó chỉ là nguy biện cho cái sai của bản thân. Khi mình đang như “tờ giấy trắng” nếu vô tình phạm lỗi sẽ là sai một, nhưng nếu đã hiểu biết rõ về vấn đề mà vẫn cố chấp trượt dài trên sai lầm thì lỗi của mình sẽ lớn gấp bội phần, đó không hẳn là chất lượng sản phẩm, đó còn là lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Sau khi hiểu được mặt trái của vấn đề hái trộm tổ yến thiếu tính nhân văn nên “công ty yến sào Việt Nam” đã dừng lại !!!

Vậy thế nào là hái trộm tổ yến

Một năm, tại một vị trí tổ chim sẽ sinh sản từ 2-3 đợt. Quy trình hái tổ đúng chuẩn nhân văn nhằm mục đích cân đối giá trị cộng sinh giữa người gọi yến và chim yến là chờ chim mẹ đẻ trứng xong và cho chúng ấp trứng nở đến khi chim con ra ràng bay đi rồi mới hái. Việc chờ đợi như thế này đòi hỏi sự kiên nhẫn và chủ nhà yến cần biết tiết chế lòng tham của mình thì mới thực hiện được.

Để tăng sản lượng tổ yến lên gấp đôi thậm chí gấp 3 lần các kỹ thuật viên gọi yến đã nghĩ ra cách hái tổ mà trong nghề gọi là hái trộm. Tại sao gọi là hái trộm tổ? Vì chim mẹ đang chuẩn bị đẻ bay về đã thấy tổ mất rồi, và chim trống sẽ rất đau khổ mà cố gắng nhả sợi thật nhanh để làm lại nơi đẻ để vợ kịp sinh con.

Bạn quan tâm

[related_post_two]

Tại sao hái trộm tổ yến lại thiếu tính nhân văn?

Với quy trình khai thác khoa học chỉ đơn giản đó là hãy để cho chim Yến làm tổ đẻ trứng xong và được ấp 1 cách tự nhiên phù hợp với tâm sinh lý của chúng và kiên nhẫn chờ chim con ra ràng bay đi lúc đó mới được hái.

Tại sao hái trộm tổ yến có tính nhân văn

Ngược lại, để tăng sản lượng tổ yến lên gấp đôi thậm chí gấp 3 lần các kỹ thuật viên gọi yến đã nghĩ ra cách hái tổ mà trong nghề gọi là hái trộm. Tại sao gọi là hái trộm tổ? Vì chim mẹ đang chuẩn bị đẻ bay về đã thấy tổ mất rồi, và chim trống sẽ rất đau khổ mà cố gắng nhả sợi thật nhanh để làm lại nơi đẻ để vợ kịp sinh con. Liệu tận thu như thế này có quá bất công với loài Yến trong khi chúng đang mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích?

Hậu quả của việc hái trộm tổ thiếu nhân văn?

Những tổ yến được nhả vội vàng, trong sự tức giận, hoảng sợ vì vợ sắp đẻ nhưng bị trộm mất tổ thì bác bạn nghĩ chất lượng tổ yến đó sẽ như thế nào?

Nguồn năng lượng tiêu cực của chú chim yến trống có trao truyền vào tổ yến và tiếp nối vào cho người sử dụng chúng hay không?

Khách hàng từ chối mua yến

Thế nào là hái tổ nhân văn ?

Đơn giản đó là hãy để cho chim Yến làm tổ đẻ trứng xong được ấp 1 cách tự nhiên phù hợp với tâm sinh lý của chúng và kiên nhẫn chờ chim con ra ràng bay đi lúc đó mới được hái. Lúc này chúng đã hoàn thành thiên sứ của mình là duy trì nòi giống

Quy trình hái tổ nhân văn truyền thống

Nghĩ về điều này tôi chợt nhớ tới câu chuyện “Ăn khế trả vàng”, người anh cũng giống như người nuôi yến vậy, nếu chúng ta chỉ mải miết nhét cho đầy túi tham theo kiểu “đem dây buộc mình” thì hậu quả là chúng ta sẽ rơi xuống đáy biển với túi tham không đáy.

Đánh đổi “lợi nhuận nhanh nhưng tồn tại ngắn” liệu có đáng hay không? Ông cha ta đã có câu “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà nói không hết là bất nghĩa” liệu những người gọi Yến cứ tiếp tục “im lặng là vàng” thì hậu quả sẽ như thế nào? Chất lượng của tổ Yến Việt Nam trên thị trường quốc tế sẽ đi xuống, hiện tại đã giảm rất nhiều so với 10 – 20 năm trước. Trồng cây không phải chỉ để thu hoạch trong một mùa, vậy nên cần phải có sự hoạch định trong tương lai của toàn ngành để đảm bảo tính lâu dài cũng như để cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

“Quy trình khai thác nhân văn
Là không hái trộm đẩy nhanh lượng hàng.”

Khi mình không biết và vô tình phạm thi cái tâm mình có lỗi. Cũng sẽ có nhiều anh em gọi yến sau khi đọc bài này sẽ giác ngộ và dừng lại cách hái theo kiểu này và cũng sẽ có không ít người vẫn chạy theo lòng tham của họ. Lúc này sẽ không còn là vô tình nữa mà là tâm ác, tâm tham thật sự rồi

[related_post_four]

Tôi liên tưởng tới câu chuyện ăn khế trả vàng, khi ông anh đầy tham lam cố gắng may và nhét cho đầy vàng vào cái túi 12 gang để rồi rơi xuống chết thê thảm vì lòng tham không đáy của mình. Người gọi yến chúng ta cũng vậy, có những người biết tiết chế lòng tham thế nhưng cũng có những người cố gắng nhét cho đầy cái túi không đáy của mình. Nếu chúng ta không biết bảo ban nhắc nhở nhau về ý thức bảo tồn vi chất yến và sự nhân văn con người cần hướng tới thì cái nghề gọi yến này sẽ bị tẩy chay. Lúc đó chúng ta sẽ tự giết mình mà thôi

“Con tằm rút ruột nhả tơ
Dệt nên dải lụa mộng mơ tặng nàng
Chim Yến nhả những giọt vàng
Gửi trao sức khỏe thay ngàn lời yêu”

Làm sao biết chủ nhà yến có hái tổ nhân văn không ?

Nếu để nói tôi luôn đảm bảo khoa học, tôi mang đầy tính nhân văn thì tất nhiên ai cũng nói được. Nhưng khi đứng trước cám dỗ đồng tiền, đòi hỏi người nuôi Yến phải trải qua quá trình tu tập tạo nên tâm tốt để luôn hướng tới Chân – Thiện – Mĩ. Tuy nhiên,

Làm sao bạn biết hái tổ nhân văn

Vậy làm sao chứng minh bạn hay tôi có thực hiện theo đúng quy trình hái tổ nhân văn hay không? Đây là câu hỏi mà tôi đã đắn đo, thôi thúc tôi trả lời và đến một ngày tôi đã có giải pháp công nghệ trả lời cho câu hỏi này. Đó chính là công nghệ truy xuất Pymid bằng hình ảnh tới tận đà

Với công nghệ này các giai đoạn hình thành, phát triển tổ yến đều được chụp và ghi nhận nhật ký lại để khách hàng có thể kiểm tra rõ ràng quy trình hái tổ và thậm chí là nguồn gốc xuất sứ của tổ yến tới tận đà tổ luôn.

Bạn quan tâm

[related_post_three]

Công nghệ này thể hiện cho ý chí và động lực của tôi với nghề. Mình phải làm gì đó để nghề Yến có thể minh bạch hoá toàn bộ thông tin. Chỉ có sự minh bạch mới mang lại niềm tin mạnh mẽ và bền vững nhất. Chắc chắn những ai áp dụng công nghệ này sẽ chứng minh được sự chuyên nghiệp và minh bạch của mình trong quy trình hái tổ

“Lòng người sâu cạn khó dò

Nay có Pymid khỏi lo mua nhầm

Kinh doanh khởi điểm từ Tâm

Mới mong phát triển cái Tầm lên cao”

Youtube PymidYoutube
Fanpage PymidFacebook
zalo Yêu yến Yêu Việt NamZalo