Ngành yến và con mạt – Ngô Quốc Huy, MBA

4.5/5 - (2 bình chọn)

Năng suất –  Chất lượng tổ – Sự bất trị của mạt và giải pháp

Mạt là loài hút máu chim yến có mặt gần như 100% trong các nhà yến.Chúng có tên khoa học là Dermanyssus gallinae

Khi mạt hút máu no, sẽ có màu đỏ, dần dần chuyển sang nâu đen. Vòng đời ngắn chỉ 6-7 ngày, kích thước nhỏ, nhưng sinh đến 30 trứng, nên tốc độ phát triển bầy đàn và lây lan là kinh khủng, nếu có đủ máu cho bầy đàn chích.

Vòng đợi mạt chim yến

Vậy thì điều kiện đầu tiên để có mạt là nhà chim phải có chim. Tôi phải nói câu này vì nhiều bạn sẽ phản biện là nhà yến của em không có mạt.

Điều kiện thứ 2 đế mạt bùng phát là “đủ máu” và đó là thời điểm chim non vừa được ấp nở. Đây là thời gian vàng của họ hàng nhà mạt. Hút máu nó rồi đi đẻ. Và đây là vòng đời của các ẻm:

Vậy là đã hiểu về đối phương rồi nhé. Tóm lại: không có chim non thì sẽ không có mạt ( hoặc chỉ hơi mạt mạt tí cho vui thôi).

Họ hàng nhà mạt có liên quan gì đến ngành yến?

Ban đầu nhà chim mới, số lượng chim còn ít, mật độ mạt trong nhà vẫn chưa đáng lo, có mùa có mạt có mùa không.

Trong thời gian dài tôi chẳng quan tâm đến việc diệt mạt, mãi cho đến khi lái thu tổ đến mua tổ. Lúc này nhà yến đã nhiều chim và thu được khá nhiều tổ rồi đó. Lái thu tổ gặp mạt bò lúc nhúc họ bỏ chạy luôn.

Vậy là có liên quan đến ngành yến rồi đó nghen, người mua bị dị ứng với tổ yến có mạt. Chưa nói đến việc họ mua về bị mạt tấn công ( tôi không chắc chắn là mạt “xin tí huyếti” như thế nào, nhưng mạt bò lên cơ thể thì khó chịu thật đấy)

Rồi giờ quay lại tí với bên bị hại trực tiếp là chim non. Chim yến non hay hầu hết chim non của các loài khác đều có chung đặc điểm sinh trưởng: ăn – ngủ – ị ( ỉa, đi vệ sinh). Ăn thì có chim bố mẹ nó lo rồi, tuy nhiên vấn đề ở chổ khi bị mạt tấn công chim con bị mất máu, yếu sức, mất ngủ, la lối om sòm, bò tới bò lui, leo ra leo vào, chịu không nổi nữa thì nhảy tổ ( rớt xuống đất chết cho xong). Và đó là giai đoạn chim non mất tự chủ trong vấn đề vệ sinh của bản thân. Nói cho rõ hơn, nếu bình thường thì chim non muốn ị ( ỉa, đi vệ sinh), nó sẽ hướng phao câu ra khỏi tổ, phóng 1 cái là xong, toàn bộ sẽ bay vụt ra khỏi tổ mà không vướng vếu gì. Có bạn nào cắc cớ hỏi là con chim non mới nở nhỏ xíu thì sao mà hướng phao câu ra ngoài được ta ? À há, inbox tui, tui kể cho nghe.

Chính cái việc mất tự chủ trong vấn đề vệ sinh này đã dẫn đến cái tổ bị phân, lái thu tổ chê đấy.

Tổ bị rêu là do trong tổ có phân, kết hợp với độ ẩm cao (đã ngưng tụ nước trong tổ) là môi trường lý tưởng cho rêu phát triển. Đó là cái tổ bị rêu.

Vậy là mạt chính là trung gian gây ra việc giảm chất lượng tổ. Năng suất và sức khỏe bầy đàn yến cũng giảm theo.

Sự bất trị của mạt

Mạt thật sự là 1 phần không thể tách rời của hệ sinh thái nhà yến. Khỏi suy nghĩ, vì không thể dùng thuốc để diệt. Càng diệt càng bùng lên dữ dội. Và càng dùng thuốc diệt mạt, càng gây hại cho người tiêu dùng. Tồn lưu hóa chất diệt mạt có thể sẽ hủy hoại ngành yến. Việc này đã xảy ra ở Malaysia năm 2010-2012, khi Trung Quốc tìm thấy tồn lưu thuốc diệt mạt, và một số hóa chất khác có trong tổ yến. Trung Quốc đã cấm nhập khẩu yến từ Malaysia, ngành yến của họ thời gian đó gần như chết lâm sàng (Link tin tức về vụ này https://trungtamwto.vn/…/3802-trung-quoc-chua-do-cam… …).

Nghe ghê ghê rồi đó.

Sống chung không được, diệt không xong thì đó là bất trị rồi.

Phương án như thế nào đây?

Sống chung không được, diệt không xong, giải pháp sẽ là đóng băng vấn đề lại. Đóng băng mạt sao? Gần giống như thế.
Đóng băng mạt là giải pháp làm cho mạt di chuyển chậm lại từ từ rồi đứng yên luôn mà không làm chết mạt, mạt chỉ cần đứng yên vài hôm là nó tự kết thúc vòng đời.

Cơ chế đóng băng mạt hoạt động giống như cơ chế đông trùng hạ thảo. Bào từ nấm đông trùng sẽ tấn công vào khớp chân của động vật thân đốt, làm cho động vật đó di chuyển chậm từ từ, rồi đứng yên cho đến khi hết vòng đời.

Bào từ nấm đông trùng thật sự là quá xa xỉ, khó cấy và khó bảo quản. Nên nghiên cứu và ứng dụng của tôi chỉ tập trung vào nấm trên mạt trong tự nhiên. Nấm này tồn tại ngay trên cơ thể mạt và là thiên địch tự nhiên của mạt.

Giải pháp hoàn toàn tự nhiên, không độc hại, hiệu quả kéo dài.

Việc phân lập và nhân bào tử nấm này đã hoàn tất và đã được ứng dụng cho nhà yến của tôi.

Đây là nghiên cứu của tôi trong ngành nấm.

Nguồn Ngô Quốc Huy, MBA trên FB

Youtube PymidYoutube
Fanpage PymidFacebook
zalo Yêu yến Yêu Việt NamZalo