Jack Ma từng nói thời đại xưởng bán trực tiếp sản phẩm tới tay khách hàng luôn có lẻ đang làm động lực cho rất nhiều xưởng sơ chế yến quay xe tự livestream online bán tới khách lẻ luôn.
Đại lý cá nhân thì hoảng loạn nói xưởng cướp khách, trở mặt…
Từ từ nha, trước khi nói ai nhìn lại mình đã nè. Bản thân mình không có thế mạnh thì đừng mơ ai muốn làm ăn hợp tác với mình. Nếu có chỉ là họ cần lùa tiền trong túi bạn qua chọ họ vì sự yếu kém của bạn thoai hà
Hình: “Thời brand cá nhân hay xưởng bán lẻ trực tiếp?”
Brand bán yến cá nhân yếu gì? Thiếu gì? Mà bị quay xe như vậy?
Am hiểu kiến thức về yến sào có quá nhiều hạn chế vì không được đào tạo huấn luyện kiến thức nghề từ nhà yến tới xưởng. Thế nên truyền thông ra chỉ biết chụp hình và khỏe sản phẩm. Cuối cùng là đạp giá cạnh tranh thiếu lành mạnh
Hầu hết các cá nhân bán yến làm nghề tay trái, không có kiến thức chuyên môn liên quan tới truyền thông marketing. Nên kỹ năng làm nội dung như thiết kế hình ảnh, làm video, in ấn thôi đã là một khó khăn, một rào cản rất lớn. Chứ chưa nói tới hoạch định chiến lược marketing hay truyền thông thì coi như thua rồi
Hình: “Brand cá nhân bán yến thiếu rất nhiều cái xưởng cần”
A chị em bán yến cá nhân, đừng trách xưởng mà thử đặt đâu hỏi: “tại sao xưởng họ phải làm vậy?” tiên trách kỷ hậu trách nhân. Mình ko có cái người ta cần, người ta mới đuổi mình đi. Vậy cái mà xưởng cần ở sỉ là gì?
Nếu các cá nhân bán yến ai cũng làm tốt đc các điểm yếu hiện nay liệu xưởng dại dột bán lẻ trực tiếp lun hem?
Trong khi thời đại ngày nay đáng lẻ brand cá nhân là xu thế lên ngôi nhờ vào mạng xã hội, vào các công nghệ livestream online quá mạnh. Chứng tỏ mỗi cá nhân bán yến hiện nay đang thiếu và yếu rất nhiều điểm mà xưởng họ lại rất cần
Xưởng họ cần gì ở thương hiệu cá nhân bán yến?
Đó là khả năng marketing chốt đơn gia tăng giá trị hình ảnh tổ yến từ đó kéo giá bán tăng nhu cầu thị trường lên
Họ cần sự ổn định trong đặt hàng, cần các cá nhân bán yến có tầm nhìn có khả năng hoạch định tốt để đơn hàng tới đều đặn – tăng dần – giá ổn hoặc tăng dần càng tốt.
Hình “xưởng muốn gì ở đại lý bán yến?”
Có vậy thôi đó, chớ là cả 1 bài toán nhiêu khê
Các cá nhân bán yến xử lý các điểm yếu này được không?
Theo tôi, khó hơn lên trời nếu không có tổ chức, không có các khóa học định hướng tư duy, nếu không có người hỗ trợ thì bài viết này chỉ dừng ở việc kể lể cho vui thôi. Nhưng khi viết bài này thì Hưng đã có giải pháp riêng cho từng cá nhân bán yến
Việc xưởng truyền thông nhờ vào online và livestream thì chỉ đi bược bề rộng, tức thông tin được rãi đi rộng theo số lượng mà thôi. Chứ không thể đi theo chiều sâu nếu thông qua các brand cá nhân bán yến, tức khách hàng lẻ sẽ dễ tin tưởng cá nhân mình quen biết hơn là xưởng
Hình “xưởng chỉ có thể truyền thông chiều rộng – cá nhân theo chiều sâu sẽ dễ chốt hơn”
Các bạn brand cá nhân thử suy nghĩ đúng không?
Giải pháp cho anh chị em brand cá nhân bán yến
Tham gia các khóa workshop ngắn hạn bên Pymid thường xuyên. Chi phí mỗi workshop chỉ đáng từ 2-4 ly cà phê mà thôi, coi như ủng hộ vào cho một nhóm tốt có trang trải từ đó phát triển giá trị cộng đồng tốt hơn nhé ạ
Các workshop của Pymid sẽ hướng tới phục vụ riêng cho anh chị em brand cá nhân bán yến để mọi người nâng cấp dần cách bán hàng của mình 1 cách thực tế nhất
Ngoài ra việc thiết kế in ấn thì Pymid dần cũng sẽ có các gói in ấn thiết kế công nghiệp và tối ưu riêng. Tất nhiên công nghiệp thì chi phí rẻ hơn rất nhiều
Hình: “Pymid là nơi củng cố điểm yếu cho cá nhân bán yến”
Việc sản xuất nội dung cũng thế Pymid sẽ định hướng anh chị em thông qua các workshop cách đi nội dung sao cho khoa học. Các kỹ năng sáng tạo nội dung dần dần cũng sẽ được tổ chức để giúp cho anh chị thay đổi kỹ năng nội dung của mình dần nè
Nếu giải quyết được các điểm yếu trên chắc chắn mỗi brand cá nhân sẽ là 1 cái loa phát thanh tại xã đi sâu đi sát vào thị trường, có như thế yến sào mới có thể nâng tầm giá trị và xưởng sẽ phải phục vụ các bạn cá nhân tốt hơn vì họ cần sức mạnh của các bạn