Yến ngoại “kém cỏi” – Khi nào được minh oan?

Bình chọn

Trước khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Tổ yến ngoại tốt hay không tốt?” chúng ta cần phân loại rõ là yến ngoại được đi bằng đường nào.

Hiện tại, chúng ta có hai loại yến ngoại thứ nhất là yến được xuất khẩu bằng đường chính ngạch của các nước Indonesia hay Malaysia sang Trung Quốc (mà sau đây chúng ta sẽ tạm gọi tắt là “yến chính ngạch”) và thứ hai là yến được xuất vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch (chúng ta sẽ tạm gọi dạng này là ‘yến tiểu ngạch” nhé)

Yến ngoại chất lượng kém ư

Đầu tiên, để nhìn ra được sự khác biệt giữa hai loại yến này chúng ta dễ dàng nhìn thấy ngay trên thị trường yến của chúng ta hiện nay. Chúng ta thường nghe những lời đồn thổi rằng “Yến ngoại nhập nó chẳng tốt đâu, sao bằng yến Việt Nam được” khiến chúng ta nửa tin, nửa ngờ, vậy điều này có đúng không?

Điều này đúng mà không đúng, tại sao vậy?

Thực chất, sự đồn thổi về sự thua kém của yến ngoại so với yến Việt là do các tiểu thương đưa ra một cách cảm tính nhằm mục đích nâng tầm yến Việt qua đó đẩy mạnh nhu cầu mua đối với yến Việt. Nhưng đừng thấy hoa nở ma ngỡ xuân về, cái yến ngoại mà đang bị gắn mác là thua yến sào Việt Nam nếu nó là “Yến chính ngạch” thì nó lại đường đường chính chính chiễm chệ mà ngồi vào vị trí yến xuất khẩu với giá cao qua Trung Quốc – Một thị trường cực kỳ khó tính và đỏi hỏi chất lượng nghiêm ngặt trong khi yến Việt của mình thì đang đì đẹt, chật vật trong vấn đề xuất khẩu.

Đồ thị xuất khẩu yến ngoại Inondesia xuất sang Trung Quốc

Thống kê yến ngoại Indonsia xuất khẩu sang Trung Quốc chính ngạch có truy xuất nguồn gốc

cho tháng 1-2-3 (Tấn) – Từ năm 2020 – 2022

Bảng xuất khẩu yến ngoại Malaysia xuất sang Trung Quốc

Thống kê yến ngoại Malaisia xuất khẩu sang Trung Quốc chính ngạch có truy xuất nguồn gốc

cho tháng 1-2-3 (Tấn) – Từ năm 2020 – 2022

Nhìn vào số liệu trên để thấy “yến chính ngạch”, hàng loại xuất khẩu đi Trung Quốc của Indonesia, Malaisia với số lượng nhiều và tăng đều như thế nào. Giá dĩ nhiên cao hơn hàng Việt. Hàng yến loại cao cấp về mặt chất lượng này nhập về Việt Nam có mà bán lỗ.

Vậy nên, nếu rơi vào trường hợp “yến tiểu ngạch” thì nhận định “Yến ngoại nhập nó chẳng tốt đâu, sao bằng yến Việt Nam được” bên trên lại đúng bởi vì nhu cầu mua yến trong nước ngày một tăng trong khi nguồn cung trong nước không đủ, lợi dụng điều đó một lượng lớn yến kém chất lượng, hàng dạt, giá rẻ được tuồn vào nước ta theo đường tiểu ngạch, gắn mác hàng ngoại để ăn chênh lệch so với hàng Việt. Hàng không đi được Trung Quốc, không bán được đâu giá tốt hơn Việt nam, thì được cho vào Việt Nam. Hàng xi ma chao chất lượng kém, ở nước sở tại bán rẻ mạt, hoặc cho vào thùng rác, thì được cho vào Việt nam

Nên nếu hiểu nếu chê bai cũng phải nhận thức rõ ràng, đừng đánh đồng chất lượng yến ngoại với yến Việt trước khi biết đó là yến loại gì.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt chưa có một giải pháp để tách biệt được hoàn toàn giữa hàng Việt và hàng tiểu ngạch kém chất lượng này thì nghiễm nhiên hàng Việt bị kéo theo bị mất giá như hiện tại.

Tại sao yến ngoại lại dễ dàng “lộng hành” trong thị trường Việt?

Trước hết, chúng ta có thể thấy ở Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi vị trí địa lý và thời tiết rất thuận lợi cho việc nuôi yến và nếu chúng có thể tận dụng triệt để những ưu thế này khả năng vươn tầm của yến Việt sẽ chỉ là một ngày không xa.

[related_post_two]

Yến sào Việt Nam - Bao giờ nâng tầm vóc

Tuy nhiên, chúng ta cần phải đặt ra câu hỏi “Tại sao yến chính ngạch có thể vươn tầm ra Trung Quốc mạnh như thế?”

Rõ ràng chúng ta thấy về chất lượng yến Việt có thể không thua kém yến chính ngạch nhưng sở dĩ yến chính ngạch được Trung Quốc đón nhận bởi sự minh bạch được nguồn gốc, có sự liên kết chặt chẽ tạo được niềm tin cho khách hàng và lẽ dĩ nhiên chúng được bán với giá rất cao.

Trong khi đó, với cách làm cá nhân, nhỏ lẻ và manh mún như yến Việt hiện tại chỉ có thể đáp ứng được cho khách hàng nhỏ, lẻ còn khi chúng ta đứng trước một khách hàng lớn hơn thì chỉ e rằng như con thuyền bé chòng chành trên biển lớn.

Bởi nên, một khi còn chưa hoàn thiện về quản lý chất lượng tổng thể toàn ngành, phân loại yến chưa rõ ràng từ đầu vào đến đầu ra, chưa áp dụng truy xuất nguồn gốc để đảm bảo niềm tin tối đa cho khách hàng thì khi ấy yến “tiểu ngạch” mang mác ngoại còn ngang nhiên lộng hành trong chính ngôi nhà yến Việt của mình.

Con đường nào cho yến sào Việt Nam?

Để mà đưa ra giải pháp thì có khá nhiều tuy nhiên để mà làm được nếu chỉ mức độ một vài cá nhân thì nó không khác nào “tưới cây từ ngọn”.

Bởi những giải pháp để đưa ngành yến Việt Nam ngày một phát triển hơn đòi hỏi sự chung tay của nhiều người bởi “một cây làm chẳng nên non”.

[related_post_one]

Ước mơ nâng tầm giá trị yến sào Việt

Với Pymid cũng là một giải pháp được ấp ủ, đau đáu trong suy nghĩ nhằm khắc phục và đẩy mạnh sự phát triển của ngành yến nhằm vươn khơi xa đến những thị trường lớn hơn ngoài nước tuy nhiên, như đã nói trên với đội ngũ còn non yếu của Pymid cần lắm sự đồng hành và thấu hiểu của các bạn trong ngành yến để xây dựng được sự liên kết và đội ngũ vững mạnh.

Khát khao và nhiệt huyết thì nhiều lắm nhưng một tay khó đỡ bầu trời. Nhìn yến Việt ngày một bị “thất sủng” có chăng đã đến lúc chúng ta cần cùng nhau có một bước đột phá mới để thay áo cho ngành yến Việt hay chăng?

Download ứng dụng android Pymid
App Pymid - iPhone

Một số bài phản biện cá nhân về yến ngoại, yến Việt trên Facebook. Mọi người có thể tìm thiểu thêm tại đây :

Facbook Linh Do Nguyen Thy nói về yến ngoại Việt Nam

facebook nói vể yến ngoại của Linh Do Nguyen Thuy


Chất lượng tổ yến nhập, hay điểm yếu của yến nhập

Một số bạn lo lắng yến Việt mất thị phần, quay ra chê bai, gièm pha hàng nhập. Nhưng chê cũng nên hiểu tường tận mặt hàng mình định chê, chê sao cho đúng. Chê không đúng, bất chấp thực tế khách quan, sẽ tạo hiệu ứng ngược. Điểm sai phổ biến nhất là việc cho rằng tổ yến Indo, Malai chất lượng kém. Kém sao họ xuất được ồ ạt vào Trung Quốc, với giá còn cao hơn hàng Việt ? Không trả lời được…..

Giờ bàn về chất lượng yến Việt và yến ngoại.

Trên toàn cõi đông nam á chim yến nhà chỉ một loài, chim Việt nam và Indo, Malai … giống nhau. Chỉ thức ăn có thể khác chút đỉnh như tôi nói trong bài “Ăn yến vì bổ hay vì ngon”. Vậy chất lượng yến trong nước và ngoài nước thế nào, bạn tự hiểu
Mặt hàng nào, ở đâu thì cũng năm bảy loại, tổ thô thì có thô rút lông khô, thô tinh chế, thô bèo nhèo, biến màu, cho còn không muốn nhận, vụn, vụn cám, chân .. Indo, Malai đi trước Việt nam mấy chục năm trong nghề nuôi yến nhà, xuất được hàng chính ngạch vào Trung Quốc, nên đã có được một quy trình kiểm soát chất lượng chuẩn mực, giống kiểu global/Việt gap. Giờ tất cả các nước nhập hàng đều yêu cầu kiểm soát chặt đầu vào, tức phải kiểm soát chất lượng ngay từ nhà yến. Việc này Việt nam còn rất yếu, không truy xuất nổi nguồn gốc hàng, nói gì việc khác.

Hàng loại xuất đi Trung Quốc của Indo, Malai đẹp và chất thôi rồi, giá dĩ nhiên cao hơn hàng Việt. Hàng loại này nhập về Việt Nam có mà bán lỗ. Nên chê bai cũng phải biết cách, đừng đánh đồng chất lượng yến ngoại. Nhiều người Việt còn ham rẻ, không am hiểu mặt hàng, hàng không đi được Trung Quốc, không bán được đâu giá tốt hơn Việt nam, thì được cho vào Việt Nam. Hàng xi ma chao, ở nước sở tại bán rẻ mạt, hoặc cho vào thùng rác, thì được cho vào Việt nam, để giá thấp bà con hốt hết.

Hàng ngoại còn một điểm yếu chỗ cách thức xuất hàng. Từ chỗ này khiến phân biệt được hàng nhập và hàng nội, cũng có thể làm giảm chất lượng hàng nhập. Chỗ này công khai lợi bất cập hại, bạn nào muốn biết, tự tìm hiểu.
Hy vọng sau khi đọc xong bài này, các bạn có kiến thức để chê yến ngoại hợp lý hơn.

Đang cập nhật thêm

🥰 Mọi người đóng góp thêm ý kiến thêm tại cộng đồng “Yêu Yến Yêu Việt Nam – PYMID” để giúp “Nâng cao giá trị và chiếm trọn lòng tin” trên thị trường yến sào hiện nay

Tham gia yêu yến yêu việt nam
Youtube PymidYoutube
Fanpage PymidFacebook
zalo Yêu yến Yêu Việt NamZalo