Yến chưng Kỷ Tử với đường phèn Nghệ An

Bình chọn

Một món ngon bổ dưỡng từ thành viên Quỳnh LIên chia sẻ đến cộng đồng “YÊU YẾN YÊU VIỆT NAM“. Những ai YÊU BẾP không thể bỏ qua món ăn yến sào hấp dẫn này với món “Yến chưng Kỷ Tử với đường phèn Nghệ An”.

Đón xem, thông tin dưới đây về nguyên vật liệu và cách làm món ăn yến sào kỷ tử ngon bổ dưỡng này ở bên dưới

Những nguyên liệu về món yến chưng kỷ tử cần biết

1) YẾN SÀO

Bản thảo cương mục thập di (1765) cua Trung Quoc đã có ghi tính chất của yến sào là vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và vị.

Nguyên liệu yến sào

Trong Sách Đại Nam Nhất Thống Chí cũng có dẫn như sau

Bản thảo cương mục (Chữ Hán giản thể: 本草纲目; Chữ Hán phồn thể: 本草綱目) là một từ điển bách khoa của Trung Quốc về dược vật học được thầy thuốc Lý Thời Trân biên soạn vào thế kỷ 16 đầu thời nhà Minh. Đây được coi là tác phẩm y học hoàn chỉnh và chi tiết nhất trong lịch sử Đông y.

Trong khoảng 1.200 năm, người Trung Quốc đã ăn tổ yến như một món súp. Tổ yến được biết có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao như đặc tính chống lão hóa, chống ung thư đến khả năng cải thiện sự tập trung và tăng ham muốn.

Protein là thành phần phong phú nhất của tổ yến. Yến sào chứa tất cả các axit amin thiết yếu trong đó protein được tạo ra. Chúng cũng chứa 6 hormone, bao gồm testosterone estradiol

[related_post_one]

Tổ yến cũng chứa carbohydrate và một lượng nhỏ lipit (các phân tử xuất hiện tự nhiên bao gồm chất béo). Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tổ yến có chứa các chất có thể kích thích sự phân chia và phát triển của tế bào, tăng cường sự phát triển, tái tạo mô.

2) KỶ TỬ

Kỷ tử hay câu kỷ tử ninh hạ có tên khoa học là Fructus Lycii, thuộc họ Cà. Cây thuộc loài thân mềm, dáng mọc đứng với độ cao trung bình từ 50 – 150 cm. Lá cây mọc đơn, so le nhau, dài như hình lưỡi mác. Lá mọc sát cành cây, gần như không có cuống, hai mặt lá nhẵn dài khoảng 2 – 6 cm, rộng khoảng 0,6 – 2,5 cm.

Tính vị:

+ Vị ngọt, tính bình (Dược Tính Bản Thảo).

+ Vị hàn, không độc (Thực Liệu Bản Thảo).

+ Vị ngọt, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Học).

Qui kinh:

+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận, túc Quyết âm Can (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Vào kinh túc thiếu âm Thận, thủ Thiếu âm tâm (Bản Thảo Kinh Giải).

+ Vào kinh Can, Thận, Phế (Trung Dược Học).

+ Vào kinh Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tác dụng của kỷ tử, kỷ tử có công dụng gì

+ Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Bổ ích tinh bất túc,  minh mục, an thần (Dược Tính Bản Thảo).

+ Trừ phong, bổ ích gân cốt,  khử hư lao (Thực Liệu Bản Thảo).

+ Tư thận, nhuận phế (Bản Thảo Cương Mục).

+ Chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, bổ can thận chân âm bất túc, có tác dụng tốt để ích tinh (Bản Thảo Kinh Sơ)+ Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế (Trung Dược Học).

Kỷ tử ninh hạ là một trong những vị thần dược có tác bồi bổ cơ thể, bồi bổ tinh khí và hỗ trợ điều trị một số các bệnh về tim mạch, tiểu đường, chứng tê tay chân… Tuy nhiên, bạn cần phải mua được thuốc tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kê đơn bởi những bác sĩ Y học cổ truyền.* Bạn cần thận trọng khi mua quả kỷ tử bởi kỷ tử giả, kém chất lượng tại địa chỉ không uy tín, chất lượng thuốc không tốt chứa nhiều diêm sinh, chất bảo quản, hóa học và ẩm mốc do lưu trữ lâu ngày.

Sau khi mua về chia bịch nhỏ và bảo quản tủ mát.

[related_post_two]

Lưu ý khi sử dụng Kỷ Tử

  • Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú vì chất betain trong Câu kỷ tử có thể gây sẩy thai.
  • Không dùng khi đang sốt hoặc cảm lạnh.
  • Không dùng khi bạn đang có các triệu chứng ở cơ quan tiêu hóa như: tiêu chảy, chướng bụng. Bạn cần điều trị khỏi hẳn các triệu chứng này trước khi dùng
  • Câu kỷ tử làm chậm quá trình đông máu, nên nếu bạn đang có bệnh lý liên quan đến đông máu thì nên cân nhắc trước khi dùng.
  • Không nên sử dụng quả kỷ tử ở những người bị huyết áp cao, tâm trạng hay nóng vội, cáu giận hoặc người ăn quá nhiều thịt hàng ngày làm sắc mặt đỏ hồng, tốt nhất do tác dụng làm nóng cơ thể.
  • Không nên sử dụng ở những người có thể trạng khỏe mạnh để tránh tà khí bị lưu giữ bên trong mà không được giải, lâu ngày lại sinh biến chứng thì tai hại vô cùng.
  • Thận trọng khi sử dụng quả kỷ tử quá nhiều lại làm cho mắt bị đỏ và khó chịu, thị lực giảm sút.

3) ĐƯỜNG PHÈN NGHỆ AN

– Đường phèn Nghệ An có tính mát, vị ngọt thanh, dịu nhẹ được làm từ nguyên vật liệu tự nhiên và rất tốt cho sức khỏe

Kết hợp Yến sào – kỷ tử – đường phèn sẽ là một món ăn ĐẠI BỔ

Cách chưng Yến sào kỷ tử đường phèn như sau

Nguyên liệu chuẩn bị yến sào kỷ tử

  • 10gr yến tinh chế/hoặc 50g Yến tươi.
  • 10gr Kỷ tử.
  • 20gr đường phèn (tuỳ khẩu vị ngọt nhạt của mỗi người mà gia giảm).
  • Thố và nồi chưng yến.

Hướng dẫn các bước chưng yến kỷ tử

Yến chưng kỷ tử

+ Bước 1: Kỷ tử rửa sạch ngâm khoảng 10 phút với xíu nước ấm.

+ Bước 2: Xả nhanh tổ yến tinh chế dưới vòi nước mấy giây(phòng dính bụi,nhưng cơ bản yến tinh chế đã sơ chế sạch sẽ tạp chất).

Ngâm yến tinh chế trong nước cho Yến thật nở,ngậm đủ nước.(khoảng 500ml)

+ Bước 3: Cho thố Yến chưng đã chuẩn bị vaò nồi chưng, sau khi nước sôi thì chưng trong khoảng 20phút cho đến khi tổ yến đạt được độ mềm nở( Yến nở và nổi lên trên),thì cho đường phèn vào chưng thêm khoảng 5 phút. Sau đó, tắt bếp và ủ thêm khoảng 10 phút.

Đợi Yến đạt độ ấm khoảng 40-50 độ C thì chúng ta cho kỷ tử vào trộn đều !!!

Vậy là đã có món Yến chưng Kỷ tử thơm ngon !!!

Nhiều bài viết được những anh chị em trong hệ sinh thái cộng đồng Yêu Yến từ PYMID chia sẻ. Nếu thông tin có gì không đúng, mong được các bạn đóng góp bổ sung sửa sai tại 2 nhóm

Youtube PymidYoutube
Fanpage PymidFacebook
zalo Yêu yến Yêu Việt NamZalo